Lịch sử nhà trường

PHẦN 1

QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP TRƯỜNG

Trường được thành lập vào năm 1985

và mang tên là trường PTTH Số 3 Phù Cát

 

1. Về cơ sở vật chất, phòng học:

Đến ngày 5/9/1985 trường PTTH số 3 Phù Cát lúc ấy chỉ vỏn vẹn có 5 phòng học cấp 4. Xung quanh chưa có tường rào cổng ngõ. Lúc ấy chỉ là những đám trồng mía. Mặt sân trường thì cao thấp chênh lệch không cùng một mặt bằng.

Buổi lễ chào cờ được tổ chức phía sau 5 phòng học. Mặc dù chưa có sân cờ nhưng vẫn được tiến hành trang trọng, nghiêm túc.

2. Về học sinh:

Năm học 1985 – 1986 trường có 5 lớp, gồm 2 lớp 11 và 3 lớp 10.

2 lớp 11 được điều chuyển từ trường PTTH Số 1 Phù Cát gồm những học sinh có hộ khẩu thường trú ở các xã: Cát Nhơn, Cát Hưng, Cát Thắng, Cát Chánh, Cát Hải.

3 lớp 10 cũng được rút từ trường PTTH Số 1 Phù Cát. Đây là những học sinh mới thi tuyển vào lớp 10 tại trường Phù Cát 1 và chưa học ngày nào tại trường này. Các em học sinh của 3 lớp 10 này cũng là những học sinh  có hộ khẩu thường trú ở các xã: Cát Nhơn, Cát Hưng, Cát Thắng, Cát Chánh, Cát Hải. 

3. Về Giáo viên:

Ngày 5/9/1985 dự buổi Lễ Khai giảng đầu tiên tại trường gồm có:

– Thầy Lê Đình Tạo            – Hiệu trưởng       – Dạy môn Toán

– Thầy Đoàn Văn Lượng      – Giáo viên          – Dạy môn Vật Lí – KTCN

– Thầy Hà Văn Kỳ               –  Giáo viên         – Dạy môn Vật Lí – KHCN

– Thầy Nguyễn Xuân Túc     – Giáo viên          – Dạy môn Toán

– Thầy Trương Minh Đính     – Giáo viên          – Dạy môn Văn

Trong tháng đầu, 5 giáo viên trên thực hiện việc lên lớp theo TKB. Các môn chưa có Giáo viên thì chưa phân TKB. Sau đó trường có thêm Giáo viên được Sở Giáo dục phân công về nhận nhiệm vụ. Gồm:

– Cô Phạm Quý Phương               – Giáo viên         – Dạy môn Sinh – KTNN

– Cô Trảo Thị Hồng Phương          – Giáo viên         – Dạy môn Sử – Chính trị

– Cô Trần Thị Bích Liễu                 – Giáo viên         – Dạy môn Văn

– Thầy Nguyễn Công Tân              – Giáo viên         – Dạy môn Thể dục.

Vì lúc ấy nhà trường chưa có nhà ở tập thể nên Giáo viên tự liên hệ với người dân ở trên địa bà của trường để xin ở nhờ. Sau một thời gian vài tháng đầu trường tiếp nhận:

– Cô Sang                                    – Giáo viên           – Dạy môn Hóa từ Huế vào công tác.

– Thầy Trần Trung Tín                   –  Giáo viên         – Dạy môn Địa Lí được điều động từ PTTH số 2 Phù Cát về làm Hiệu phó

– Thầy Đặng Văn Dũng                  – Giáo viên          – Dạy môn Sinh – KTNN chuyển từ Quảng Ngãi về

4. Cuộc sống của Giáo viên :

– Lương của Giáo viên lúc ấy mỗi tháng mua được 13 kg gạo.

– Những tháng đầu, các Giáo viên đặt cơm tại cửa hàng ăn uống Cát Hưng. Lúc bấy giờ, cửa hàng này được xây dưng tại địa điểm của nhà cô Thủy (tiếng anh) hiện nay đang ở.

– Sau khi trường có bếp ăn tập thể, có chị cấp dưỡng, Giáo viên tập trung ăn tại bếp tập thể của trường. Giáo viên mua gạo nộp vào kho và nộp tiền để mua thức ăn hằng ngày. Vì lương thấp nên việc ăn uống rất đạm bạc.

– Khi khu nhà ở tập thể hình thành, anh chị em Giáo viên về ở tại nơi này.

5. Điều kiện, phương tiện sinh hoạt, dạy:

– Không có điện, Giáo viên dùng đèn dầu để soạn giáo án.

– Không có xe máy, Giáo viên chủ yếu đi bằng xe đạp.

– Chỉ có một vài người có xe máy. Chủ yếu là cúp 79, xe đam 50.